Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Chuyển đổi số công tác quản lý bảo trì, duy tu bảo trì đường bộ trên nền tảng số Việt
Lượt xem: 201
Trước đây, công tác thu thập thông tin, kiểm tra đường bộ phục vụ cho việc quản lý hạ tầng giao thông chủ yếu được thực hiện theo hình thức thủ công, ghi chép bằng tay. Ngày nay, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số giúp các hoạt động này trở nên thuận tiện, nhanh chóng và xử lý kịp thời.

Trước đây, công tác thu thập thông tin, kiểm tra đường bộ phục vụ cho việc quản lý hạ tầng giao thông chủ yếu được thực hiện theo hình thức thủ công, ghi chép bằng tay. Ngày nay, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số giúp các hoạt động này trở nên thuận tiện, nhanh chóng và xử lý kịp thời.

Hệ thống giao thông đường bộ là huyết mạch quốc gia cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam hiện có 128 quốc lộ với 4.028 cầu lớn nhỏ trên đường. Tổng chiều dài của các tuyến quốc lộ là 17.530 km. Đối với cấp tỉnh, mỗi tỉnh cũng như quản lý hàng nghìn km đường bộ và chục nghìn biển báo giao thông.

Để đảm bảo cho hệ thống đường bộ vận hành ổn định là cả một khối lượng công việc khổng lồ và rất tốn kém. Chỉ riêng các tuyến quốc lộ, hàng năm ngân sách phải bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng để kiểm tra, giám sát, duy tu, bảo dưỡng. Việc quản lý thực hiện cũng là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý.

Trước đây, công tác thu thập thông tin, kiểm tra đường bộ phục vụ cho việc quản lý hạ tầng giao thông chủ yếu được thực hiện theo hình thức thủ công, các công nhân tuần đường sẽ thực hiện ghi chép bằng tay vào sổ sách và định kỳ báo cáo bằng văn bản giấy gửi lên cơ quan quản lý. Việc phản ánh, phê duyệt, điều động, xử lý sự cố thiếu tính kịp thời gây ra nhiều rủi ro cho người tham gia giao thông đồng thời cũng làm thất thoát, lãng phí.

Giờ đây, công nhân tuần đường trong tay chỉ cần cầm điện thoại chụp ảnh, quay video và gửi lên hệ thống, sau tối đa 1h là có chỉ đạo khắc phục. Các thông tin được cập nhật lên hệ thống cùng với hình ảnh, video từ hiện trường, có đầy đủ thời gian, tọa độ, lý trình về các sự cố trên tuyến giao thông sẽ được các bộ phận chức năng nắm bắt đầy đủ, chính xác. Các quyết định điều động, xử lý, giám sát được hoàn toàn trên môi trường mạng trên nền bản đồ của mạng lưới giao thông.

Công nhân Công ty CP Cầu phà Quảng Ninh thực hiện thu thập thông tin tại tuyến cầu Bãi Cháy để cập nhật dữ liệu vào nền tảng hàng ngày (nguồn Báo quảng Ninh)

Cục Quản lý đường bộ I và khoảng 23 tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Quảng Nam, Bắc Giang, Nghệ An … đã tiên phong trong triển khai nền tảng quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để chuyển đổi số các hoạt động của mình và đã thu được các kết quả tích cực: thời gian được rút ngắn, giảm bớt các thủ tục hành chính, nhân lực, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là những vấn đề cấp bách, sự cố đột biến tại hiện trường có thể xử lý nhanh chóng; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Tổng Cục đường bộ: như đợt bão lũ vừa qua trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thay vì phải gọi điện thoại hay đến tận hiện trường, qua nền tảng số, lãnh đạo Tổng Cục sẽ thấy được các tình huống hư hỏng, sạt lở hay tắc đường và cách xử lý của các đơn vị. Nếu thấy việc chỉ đạo xử lý tình huống chưa hợp lý hay phối hợp chưa tốt sẽ có điều chỉnh kịp thời.

Mobiwork, GovOne là nền tảng đã đóng góp đắc lực cho chuyển đổi số hoạt động quản lý hạ tầng kết cấu giao thông các tỉnh. Đây là nền tảng được xây dựng sử dụng công nghệ GIS và triển khai theo hướng dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây do công ty Việt Nam nghiên cứu xây dựng. (https://govone.vn/giai-phap-chuyen-doi-ket-cau-ha-tang-giao-thong/). Nền tảng có thể dễ dàng triển khai cho một cơ quan, địa phương trong thời gian rất ngắn và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ.

Với các kết quả tích cực này, vừa qua Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt Đề án Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Đề án đề ra là hoàn thành 100% chuyển đổi số các nghiệp vụ trong xây dựng và quản lý, bảo trì của các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải; hình thành được cơ sở dữ liệu hiện đại, kết nối và chia sẻ giữa các lĩnh vực giao thông Vận tải, giữa Trung ương và địa phương.

Nguồn: Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số