Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Sở Giao thông vận tải thực hiện chính sách pháp luật về Chuyển đổi Số
Lượt xem: 1040

Sở Giao thông vận tải

thực hiện chính sách pháp luật về Chuyển đổi Số

 

 

Ngày 06/4/2023 Sở GTVT đã ban hành báo cáo số 806/BC-SGTVT đánh giá kết quả thực hiện chính sách pháp luật về Chuyển đổi số tại Sở.

          I. Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về chuyển đổi số

1. Tư duy, nhận thức về CĐS:

Tổ chức tuyên truyền phổ biến có hiệu quả các văn bản của cấp trên và cơ quan chuyên ngành về chuyển đổi số đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động  như: Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030; Kế hoạch số 2769/KH-UBND ngày 10/11/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng về Chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2893/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, Phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 1637/KH-UBND ngày 02/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (TTNT) đến năm 2030 của tỉnh Cao Bằng. Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 07/3/2022 về xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng 2030; Đề án chuyển đổi số của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025 và định hướng năm 2030 thông qua nhiều hình thức như: Trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành, trên Cổng thông tin điện tử; thông qua buổi sinh hoạt chi bộ….;

Phổ cập nhận diện Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, phổ biến đến các phòng, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động, đồng thời hiển thị bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên Trang thông tin điện tử của Sở để mọi người có thể dễ dàng truy cập tiếp nhận các thông tin từ Ban chỉ đạo Chuyển đổi số quốc gia qua đó giúp cho công chức, viên chức hiểu rõ tầm quan trọng về nhiệm vụ chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.

          2. Công tác lãnh đạo, điều hành

2.1. Tổ chức bộ máy chuyển đổi số: Căn cứ nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành và văn bản chỉ đạo của cấp trên, Sở tổ chức phân công thực hiện phù hợp với nhiệm vụ của các phòng chuyên môn có liên quan

2.2. Đối với công chức, viên chức: Sở GTVT thường xuyên cử công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các nhiệm vụ được giao; tập huấn kỹ năng quản  trị mang; an toàn an ninh mang; an toàn an ninh thông tin; tập huấn chữ ký số chuyên dùng, tập huấn hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT) cho công chức, viên chức tại các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở,...Qua đó nâng cao nhận thức và kiến thức về xây dựng, phát triển Chính quyền số, Chuyển đổi số.

3. Nguồn lực chuyển đổi số:

Sở GTVT có 01 đồng chí Lãnh đạo Sở tham gia Ban chỉ đạo Chuyển đổ của tỉnh; Phân công 01 công chức thực hiện kiêm nhiệm nhiệm vụ Quản trị mạng, qua đó kịp thời hỗ trợ cho các phòng, đơn vị về an toàn, an ninh mạng.  Sử dụng biên chế chung của Sở theo quy định.

          4. Kết quả thực hiện 03 trụ cột chuyển đổi số:

4.1. Phát triển chính phủ số/chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

Ngành GTVT cũng đã chú trọng tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về chính quyền điện tử đảm bảo làm việc chuyên nghiệp trên môi trường mạng; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đồng thời nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng chính quyền điện tử.

Sở GTVT đã Ban hành các kế hoạch phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng hàng năm, giai đoạn 2021-2025 và tổ chức thực hiện. Từ năm 2020 đến nay cơ bản thực hiện hoàn thành các mục tiêu đã đề ra của Kế hoạch phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin đã đề ra..

        Thường xuyên cử cán bộ chuyên môn tham dự các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT theo chương trình kế hoạch của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, tuy nhiên, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn; kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng về CNTT còn hạn chế, các lớp tập huấn cơ bản về lý thuyết chưa được đảm bảo hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật để áp dụng.

        4.1.1. Dịch vụ công trực tuyến

Số lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở GTVT (đến hết ngày 31/3/2023):  105

- Số thủ tục hành chính được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh: 102

+ Số lượng dịch vụ công trực tuyến (mức độ 2): 13

          + Số lượng dịch vụ công trực tuyến (mức độ 3): 66

+ Số lượng dịch vụ công trực tuyến (mức độ 4): 26

        Thực hiện Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 26/8/2022 của Ủy ban  nhân tỉnh Cao Bằng về ban hành Kế hoạch thúc đẩy hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: Sở GTVT đã thực hiện rà soát và ban hành thông báo 04 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở chỉ tiếp nhận theo hình thức trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh Cao Bằng

Sở đã ban hành văn bản tuyên truyền gửi các cơ quan, ban ngành và địa phương trong tỉnh tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến, hình thức BCCI của Sở GTVT tới các cơ quan, ban, ngành và các địa phương trên toàn tỉnh. Bắt đầu từ ngày 15/9/2022 Sở Giao thông vận tải thí điểm chỉ tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC theo hình thức trực tuyến đối với 04 TTHC

        Công tác Giải quyết hồ sơ TTHC trên, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử: Sở GTVT có 102/105 danh mục TTHC tiếp nhận và trả kết quả trong giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh đạt tỷ lệ 96,97% (Sở GTVT có 03 TTHC thuộc lĩnh vực đăng kiểm do đặc thù nên trực tiếp thực hiện tại đơn vị). Do đó số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thực tế so với số hồ sơ trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử hoàn toàn đúng.

Tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 thấp và tỷ lệ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) đạt tỷ lệ thấp do các tổ chức, cá nhân đa số chỉ thực hiện tiếp nhận trực tiếp và trả kết quả trực tiếp.

4.1.2 Hiện đại hóa hành chính:

- 100% các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở, các cán bộ, công chức, viên chức sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice, văn bản gửi đến được luân chuyển trong nội bộ cơ quan dưới dạng điện tử. Các văn bản của được xử lý, có ký số ban hành đến các cơ quan, đơn vị thông qua phần mềm Quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice. 100% cán bộ, công chức được đăng ký và sử dụng thư điện tử công vụ. Đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm tại cơ quan, đơn vị như phần mềm chuyên ngành, Quản lý tài sản, phần mềm kế toán, hệ thống họp hội nghị trực tuyến, phần mềm họp không giấy, phần mềm igate Cao Bằng, phần mềm chữ ký số, Hệ thống một cửa điện tử dùng chung igate Cao Bằng; phản ánh kiến nghị Cổng dịch vụ công quốc gia; phản ánh kiến nghị tỉnh Cao Bằng, Hệ thống báo cáo tỉnh Cao Bằng, Hệ thống báo cáo Văn phòng Chính phủ...

- Trang thông tin điện tử của Sở hiện đã cung cấp cơ bản đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, đảm bảo là kênh thông tin quan trọng kết nối giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền cơ quan. Duy trì, cập nhật thông tin hoạt động của ngành lên trang tin điện tử của Sở, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo điều hành, trao đổi công việc; hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT –iOffice; phần mềm cấp, đổi giấy phép lái xe; phần mềm cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải và cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu; dịch vụ công cấp độ 3 đối với đổi GPLX các hạng và dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải và cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu được duy trì thực hiện. Tuy nhiên việc cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 là không thường xuyên, mà chủ yếu thực hiện theo phương thức nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa. 

- Thực hiện Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ và các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại cơ quan, đơn vị. Sở GTVT thực hiện nghiêm túc, đúng quy định theo dự toán kinh phí được giao

- Sở đã triển khai ứng dụng các phần mềm phục vụ các công tác thường xuyên như: Phần mềm kế toán (MISA), phần mềm quản lý tài sản công.Triển khai có hiệu quả Hệ thống một cửa điện tử liên thông hiện đại (VNPT-IGATE) tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Hiện nay các ứng dụng phần mềm quản lý đang được triển khai và kết nối liên thông giữa các sở ngành như: Phần mềm Quản lý văn bản, phần mềm chữ ký số trong Kê khai thuế và Bảo hiểm xã hội

Hạ tầng CNTT tại Sở Giao thông vận tải hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng ứng dụng CNTT phục vụ điều hành và tác nghiệp tại đơn vị. Các công chức, viên chức của Sở Giao thông vận tải cơ bản đều có chứng chỉ tin học văn phòng và sử dụng thành thạo máy tính vào trong công việc hàng ngày cũng như sử dụng tốt các phần mềm, ứng dụng phục vụ trong công tác chuyên môn. Sở GTVT có 01 chuyên viên thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin của toàn ngành.

Từ 01/1/2020 đến hết 31/3/2023  Sở GTVT có 33.586 văn bản đến, trong đó văn bản đến hoàn toàn điện tử là 100%; văn bản đi đã ban hành điện tử là 10.233 (trừ văn bản mật theo quy định).

Số chứng thư số đang được sử dụng tại Sở là 19 chứng thư số (USB Token), hiện tại đã ứng dụng trong việc trao đổi văn bản điện tử tại đơn vị (trừ văn bản mật).

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo đề cương, biểu mẫu, thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo, hình thức báo cáo theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-VPCP ngày 21/10/2020 của Văn phòng Chính phủ; theo hệ thống báo cáo Bộ ngành địa phương đúng quy định, đảm bảo thời gian qua hệ thống quản lý văn bản và hệ thống báo cáo tỉnh Cao Bằng.

4.1.3. Về phát triển dữ liệu:

Sở GTVT ứng dụng và khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành do Bộ GTVT và Tỉnh triển khai, cụ thể: Hệ thống văn phòng điện tử IOffice, Cổng thông tin điện tử, VNPT-IGATE ...., Hệ thống báo cáo chính phủ, báo cáo hành chính tỉnh, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống phần mềm một cửa điện tử,...

- Ngoài ra, Sở đã triển khai danh mục dự án “Số hóa hạ tầng giao thông (hạ tầng nổi và hạ tầng ngầm) trên bản đồ số GIS, chia sẻ cho các cơ quan có liên quan khách thác sử dụng vụ công tác xây dựng, duy tu bảo dưỡng giao thông, quản lý quy hoạch giao thông”. Kinh phí dự kiến: 5,2 tỷ đồng. Nhiệm vụ của dự án phù hợp với với chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo cuả Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tại Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 07/3/2022 về xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng 2030; phù hợp với nội dung của Quyết định số 2269/QĐ-BGTVT ngày 08/12/2020 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chương trình Chuyển đổi số của Bộ Giao thông vận tải đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và nhu cẩu chuyển đổi số của ngành GTVT tỉnh Cao Bằng.

Nhiệm vụ tại Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (đề án 06): Sở Giao thông vận tải đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện tập trung vào các nội dung: Triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe và đăng kiểm phương tiện; Phối hợp triển khai dịch vụ công thiết yếu tại Phụ lục I- kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ: Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe; Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Thông tin và truyền thông Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

4.2. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, Khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị: Không có kiến nghị đề xuất.

4.3. Phát triển xã hội số:

        Sở GTVT luôn chủ động rà soát, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT và công tác chuyển đổi số nhằm đảm bảo điều kiện và dần từng bước chuyển đổi công nghệ áp dụng phù hợp với chuyển đổi số theo lộ trình phù hợp theo từng giai đoạn.  Chuyển đổi phương thức làm việc từ trực tiếp lên các phương thức làm việc trực tuyến và số hóa tối đa các dữ liệu cho phép nhằm tăng hiệu năng, hiệu suất, hiệu quả thực thi nhiệm vụ.

Ngoài ra, Sở GTVT đã ban hành Quyết định thành lập Ban biên tập, quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Sở. Chỉ đạo và định hướng cho các Phòng, đơn vị trực thuộc thông tin hoạt động của cơ quan lên Cổng thông tin điện tử của Sở. Trong năm 2022 đã đăng gồm: 229 tin, bài; lịch làm việc hàng tuần của Ban Giám đốc; 105 thủ tục hành chính và tạo link liên kết đến Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh lên Cổng thông tin điện tử của đơn vị để các tổ chức, công dân thuận tiện trong việc liên hệ công tác, tra cứu thông tin, quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính góp phần nâng cao hiệu quả chính quyền số trong thực hiện nhiệm vụ, là kênh thông tin quan trọng kết nối giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền cơ quan.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành của sở ngày càng có hiệu quả, các hệ thống thông tin hoạt động phục vụ tốt cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của các phòng, ban đơn vị

Ngành GTVT cũng đã chú trọng tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về chính quyền điện tử đảm bảo làm việc chuyên nghiệp trên môi trường mạng; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đồng thời nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng chính quyền điện tử.

III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2023 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp chuyển đổi số, trong đó chú trọng tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của lãnh đạo, công chức, viên chức NLĐ người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số trong ngành GTVT. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực được phụ trách; gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của từng cơ quan, tổ chức.

- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, công chức ngành GTVT về các nội dung của kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 góp phần tăng tỷ lệ thực hiện một số dịch vụ công thiết yếu trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong đó có thủ tục của ngành

- Thực hiện nghiêm túc việc số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định và tiến độ tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ./.

 

Nguồn: Văn phòng Sở