Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023
Lượt xem: 76

KẾ HOẠCH

Chuyển đổi số năm 2023


Căn cứ văn bản số 1490/STTTT-BCVTCNTT ngày 14/11/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Cao Bằng xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 như sau:

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐÃ ĐỀ RA NĂM 2022

Sở GTVT đã Ban hành kế hoạch[1] phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2022 và tổ chức thực hiện. Trong năm 2022 Sở cơ bản thực hiện hoàn thành các mục tiêu đã đề ra của Kế hoạch phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2022. Cơ bản như sau:

- 100% các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở, các cán bộ, công chức, viên chức sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice, văn bản gửi đến được luân chuyển trong nội bộ cơ quan dưới dạng điện tử. Các văn bản của được xử lý, có ký số ban hành đến các cơ quan, đơn vị thông qua phần mềm Quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice. 100% cán bộ, công chức được đăng ký và sử dụng thư điện tử công vụ. Đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm tại cơ quan, đơn vị như phần mềm chuyên ngành[2], Quản lý tài sản, phần mềm kế toán, hệ thống họp hội nghị trực tuyến, phần mềm họp không giấy, phần mềm igate Cao Bằng, phần mềm chữ ký số, Hệ thống một cửa điện tử dùng chung igate Cao Bằng; phản ánh kiến nghị Cổng dịch vụ công quốc gia; phản ánh kiến nghị tỉnh Cao Bằng, Hệ thống báo cáo tỉnh Cao Bằng, Hệ thống báo cáo Văn phòng Chính phủ...

- Trang thông tin điện tử của Sở hiện đã cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, đảm bảo là kênh thông tin quan trọng kết nối giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền cơ quan. Duy trì, cập nhật thông tin hoạt động của ngành lên trang tin điện tử của Sở, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo điều hành, trao đổi công việc; hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT –iOffice; phần mềm cấp, đổi giấy phép lái xe; phần mềm cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải và cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu; dịch vụ công cấp độ 3 đối với đổi GPLX các hạng và dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải và cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu được duy trì thực hiện. Tuy nhiên việc cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 là không thường xuyên, mà chủ yếu thực hiện theo phương thức nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa. 

- Thực hiện Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 26/8/2022 của Ủy ban  nhân tỉnh Cao Bằng về ban hành Kế hoạch thúc đẩy hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: Sở GTVT đã thực hiện rà soát và ban hành thông báo 04 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở chỉ tiếp nhận theo hình thức trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh Cao Bằng.

- Thực hiện Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ và các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại cơ quan, đơn vị. Sở GTVT thực hiện nghiêm túc, đúng quy định theo dự toán kinh phí được giao

- Sở đã triển khai ứng dụng các phần mềm phục vụ các công tác thường xuyên như: Phần mềm kế toán (MISA), phần mềm quản lý tài sản công.Triển khai có hiệu quả Hệ thống một cửa điện tử liên thông hiện đại (VNPT-IGATE) tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Hiện nay các ứng dụng phần mềm quản lý đang được triển khai và kết nối liên thông giữa các sở ngành như: Phần mềm Quản lý văn bản, phần mềm chữ ký số trong Kê khai thuế và Bảo hiểm xã hội

Hạ tầng CNTT tại Sở Giao thông vận tải hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng ứng dụng CNTT phục vụ điều hành và tác nghiệp tại đơn vị. Các công chức, viên chức của Sở Giao thông vận tải cơ bản đều có chứng chỉ tin học văn phòng và sử dụng thành thạo máy tính vào trong công việc hàng ngày cũng như sử dụng tốt các phần mềm, ứng dụng phục vụ trong công tác chuyên môn. Sở GTVT có 01 chuyên viên thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin của toàn ngành.

        Thường xuyên cử cán bộ chuyên môn tham dự các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT theo chương trình kế hoạch của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, tuy nhiên, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn; kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng về CNTT còn hạn chế, các lớp tập huấn cơ bản về lý thuyết chưa được đảm bảo hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật để áp dụng.

        II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ

1. Nhận thức số

 Tuyên truyền phổ biến có hiệu quả các văn bản của cấp trên và cơ quan chuyên ngành về chuyển đổi số như: Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030; Kế hoạch số 2769/KH-UBND ngày 10/11/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng về Chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2893/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, Phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 1637/KH-UBND ngày 02/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (TTNT) đến năm 2030 của tỉnh Cao Bằng. Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 07/3/2022 về xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng 2030; Đề án chuyển đổi số của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025 và định hướng năm 2030 thông qua nhiều hình thức như: Trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành, trên Cổng thông tin điện tử; thông qua buổi sinh hoạt chi bộ….; Phổ cập nhận diện Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, phổ biến đến các phòng, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động, đồng thời hiển thị bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên Trang thông tin điện tử của Sở để mọi người có thể dễ dàng truy cập tiếp nhận các thông tin từ Ban chỉ đạo Chuyển đổi số quốc gia qua đó giúp cho công chức, viên chức hiểu rõ tầm quan trọng về nhiệm vụ chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.

2. Hạ tầng số

- Tính đến ngày 25/11/2022, tổng số máy tính đang được sử dụng tại Sở là 37 máy tính, 28 máy in, 01 máy chiếu, hầu hết các máy tính cơ quan có kết nối internet (trừ một máy dùng để soạn thảo văn bản có tính chất mật

- Công tác bảo mật và an toàn hệ thống: Tất cả các máy tính tại Sở được kết nối mạng, dữ liệu được lưu trữ trên máy tính cá nhân và 100% đều có trang bị phần mềm diệt virus có bản quyền, đồng thời sử dụng hệ thống phần mềm phòng, chống mã độc theo mô hình tập trung do tỉnh triển khai.

- Sử dụng Phòng họp trực tuyến tại đơn vị để phục vụ cho các cuộc họp trực tuyến.

3. Dữ liệu số

- Năm 2022, Sở GTVT tiếp tục ứng dụng và khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành do Bộ GTVT và Tỉnh triển khai, cụ thể: Hệ thống văn phòng điện tử IOffice, Cổng thông tin điện tử, VNPT-IGATE ...., Hệ thống báo cáo chính phủ, báo cáo hành chính tỉnh, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống phần mềm một cửa điện tử,...

- Ngoài ra, Sở đã triển khai danh mục dự án “Số hóa hạ tầng giao thông (hạ tầng nổi và hạ tầng ngầm) trên bản đồ số GIS, chia sẻ cho các cơ quan có liên qua khách thác sử dụng vụ công tác xây dựng, duy tu bảo dưỡng giao thông, quản lý quy hoạch giao thông”. Kinh phí dự kiến: 5,2 tỷ đồng. Nhiệm vụ của dự án phù hợp với với chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo cuả Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tại Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 07/3/2022 về xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng 2030; phù hợp với nội dung của Quyết định số 2269/QĐ-BGTVT ngày 08/12/2020 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chương trình Chuyển đổi số của Bộ Giao thông vận tải đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và nhu cẩu chuyển đổi số của ngành GTVT tỉnh Cao Bằng.

4. Nền tảng số

- Chủ động rà soát, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT và công tác chuyển đổi số nhằm đảm bảo điều kiện và dần từng bước chuyển đổi công nghệ áp dụng phù hợp với chuyển đổi số theo lộ trình phù hợp theo từng giai đoạn.

- Chuyển đổi phương thức làm việc từ trực tiếp lên các phương thức làm việc trực tuyến và số hóa tối đa các dữ liệu cho phép nhằm tăng hiệu năng, hiệu suất, hiệu quả thực thi nhiệm vụ.

5. Nhân lực số

- Thường xuyên cử công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các nhiệm vụ được giao; tập huấn kỹ năng quản  trị mang; an toàn an ninh mang; an toàn an ninh thông tin; tập huấn chữ ký số chuyên dùng, tập huấn hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT) cho công chức, viên chức tại các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở,...Qua đó nâng cao nhận thức và kiến thức về xây dựng, phát triển Chính quyền số, Chuyển đổi số.

- Phân công 01 công chức thực hiện kiêm nhiệm nhiệm vụ Quản trị mạng, qua đó kịp thời hỗ trợ cho các phòng, đơn vị về an toàn, an ninh mạng.

6. An toàn thông tin mạng

- Triển khai hiệu quả Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 04/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng và các văn bản chỉ đạo khác của Trung ương, UBND tỉnh về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Kiểm tra, rà soát các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở, do tỉnh triển khai cho hệ thống máy tính đang sử dụng tại Sở nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng theo quy định.

7. Chính quyền số

7.1. Hiện trạng ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước

a) Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, sử dụng văn bản điện tử của Sở với cơ quan đơn vị khác trong tỉnh thường xuyên, cụ thể như sau: Tổng số văn bản từ ngày 01/01/2022 ngày 25/11/2022 Sở đã tiếp nhận 11241 văn bản đến; Văn bản đến hoàn toàn điện tử là 98%, ban hành 2965 văn bản đi; 100% văn bản đi được ban hành dưới dạng điện tử và ký số (trừ văn bản mật)

b) Tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ

 Số chứng thư số đang được sử dụng tại Sở là 19 chứng thư số (USB Token), hiện tại đã ứng dụng trong việc trao đổi văn bản điện tử tại đơn vị (trừ văn bản mật).

c) Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai các phần mềm để phục vụ công tác chuyên môn

- Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước, các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở hầu hết được xây dựng, áp dụng các phần mềm để quản lý số liệu, hồ sơ theo nhiệm vụ của ngành như các Phần mềm: Hệ thống thông tin quản lý vận tải, giám sát hành trình; phần mềm quản lý tài sản công, phần mềm quản lý cầu, phần mềm quản lý giấy phép lái xe; Quản lý tài sản, phần mềm kế toán, hệ thống họp hội nghị trực tuyến, phần mềm họp không giấy, phần mềm igate Cao Bằng, phần mềm chữ ký số, Hệ thống một cửa điện tử dùng chung igate Cao Bằng; phản ánh kiến nghị Cổng dịch vụ công quốc gia; phản ánh kiến nghị tỉnh Cao Bằng, Hệ thống báo cáo tỉnh Cao Bằng, Hệ thống báo cáo Văn phòng Chính phủ...

- Ngoài ra Sở đã xây dựng Cổng thông tin điện tử với mục đích đưa thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của cấp trên, cung cấp thông tin về hoạt động của ngành, đơn vị và các dịch vụ công trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân liên hệ giải quyết công việc.

7.2. Hiện trạng hoạt động ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

a) Đánh giá tình hình hoạt động Cổng thông tin điện tử:

- Sở GTVT đã ban hành Quyết định thành lập Ban biên tập, quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Sở. Chỉ đạo và định hướng cho các Phòng, đơn vị trực thuộc thông tin hoạt động của cơ quan lên Cổng thông tin điện tử của Sở. Trong năm 2022 đã đăng gồm: 229 tin, bài; lịch làm việc hàng tuần của Ban Giám đốc; 105 thủ tục hành chính và tạo link liên kết đến Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh lên Cổng thông tin điện tử của đơn vị để các tổ chức, công dân thuận tiện trong việc liên hệ công tác, tra cứu thông tin, quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

- Trang thông tin điện tử của Sở hiện đã cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, đảm bảo là kênh thông tin quan trọng kết nối giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền cơ quan. Duy trì, cập nhật thông tin hoạt động của ngành lên trang tin điện tử của Sở.

b) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

- Số lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở:  105

- Số thủ tục hành chính được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh: 102

+ Số lượng dịch vụ công trực tuyến (mức độ 2): 13

          + Số lượng dịch vụ công trực tuyến (mức độ 3): 66

+ Số lượng dịch vụ công trực tuyến (mức độ 4): 26

* Đánh giá việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích:

Dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích giúp nâng cao hiệu quả xử lý các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, giảm áp lực trong quá trình giải quyết công việc.

Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ gửi hồ sơ, trả kết quả, việc sử dụng dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân (nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn) tiết kiệm chi phí và thời gian, công sức đi lại khi giải quyết thủ tục hành chính. Kết quả thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích tính đến ngày 25/11/2022 có 22 hồ sơ thực hiện qua hình thức này.

8. Kinh phí thực hiện (phụ lục chi tiết kèm theo)

 

PHẦN 2

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch hành động số 958/KH-UBND ngày 01/4/2019 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Kế hoạch số 2769/KH-UBND ngày 10/11/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng về Chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

 - Quyết định số 2893/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, Phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025;

- Kế hoạch số 1637/KH-UBND ngày 02/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (TTNT) đến năm 2030 của tỉnh Cao Bằng;

- Kế hoạch số 1360/KH-SGTVT ngày 31/12/2020 của Sở Giao thông vận tải (GTVT) về Chương trình Chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của ngành GTVT;

- Kế hoạch số 1750/KH-SGTVT ngày 19/7/2021 của Sở Giao thông vận tải (GTVT)về  Triển khai Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 của ngành giao thông vận tải.

- Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 05/8/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành kế hoạch thúc đẩy hiệu quả, cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Quyết định số 1140/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 535/KH-UBND ngày 10/3/2022 triển khai Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Kế hoạch 506/KH-UBND ngày 08/3/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng Thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

 - Quyết định số 140/QĐ-UBND ngày 22/1/2021 của UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Cao Bằng, phiên bản 2.0;

- Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Cao Bằng, phiên bản 1.0;

- Chương trình/Kế hoạch chuyển đổi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông vận tải;

- Kế hoạch 1360/KH-SGTVT ngày 31/12/2020 Ban hành kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 của Sở Giao thông vận tải Cao Bằng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, nhằm hiện đại hóa nền hành chính, đảm bảo hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ để tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động. Tăng cường áp dụng sử dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước nhằm tăng hiệu quả trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng, giảm chi phí in ấn và thời gian gửi, nhận văn bản.

 - Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng CNTT để giảm thiểu thời gian, số lần đi lại thực hiện thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

- Duy trì đảm bảo mạng máy tính tại các phòng, ban, đơn vị thuộc thành phố và UBND phường, xã thông suốt, ổn định sẵn sàng sử dụng các ứng dụng, hệ thống phần mềm đã triển khai và các ứng dụng khác theo yêu cầu để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Mục tiêu cụ thể

- 80% dich vụ công trực tuyến của Sở GTVTđạt mức độ 3,4 được thao tác, ứng dụng trên đa phương tiện truy cập và đặc biệt là trên thiết bị di động.

- 96 % hồ sơ công việc của Sở GTVT được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê chuyên ngành phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh được thực hiện thông qua Hệ thống Thông tin báo cáo của tỉnh.

- Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin chuyên ngành thuộc Sở GTVT; tích tham gia kết nối, liên thống với Hệ thống thông tin tỉnh Cao Bằng góp phần cung cấp dịch vụ công kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.

- 60% dữ liệu quản lý của Sở GTVT được số hóa, lưu trữ tập trung.

- 100% cán bộ công chức Sở GTVT dùng thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng…) tiếp cận với các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh, tham gia vào các hoạt động thanh toán điện tử.

III. NHIỆM VỤ

1. Nhận thức số

- Thường xuyên quán triệt, tuyên truyền đến công chức, viên chức và người lao động các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số; nội dung các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo của tỉnh bằng các hình thức khác nhau như: Trên Trang thông tin điện tử của Sở, trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Sở, qua các cuộc họp giao ban định kỳ của cơ quan,... nhằm nâng cao nhận thức của công chức, viên chức trong toàn sở về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu các phòng, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với mục tiêu phát triển bền vững, thúc đẩy phát triển trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

- Cử công chức, viên chức và người lao động của Sở tham gia các hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, tập huấn giới thiệu kiến thức cơ bản về chuyển đổi số.

2. Thể chế số

Phối hợp tổ chức rà soát, tham gia ý kiến, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cơ chế chính sách đảm bảo phục vụ công cuộc chuyển đổi số của tỉnh theo từng giai đoạn. Tập trung rà soát, phối hợp cung cấp dữ liệu của ngành trong thực hiện Đề án 06 về dữ liệu dân cư.

3. Hạ tầng số

  • Tiếp tục duy trì, vận hành các hệ thống CNTT dùng chung của tỉnh như: Hệ thống văn phòng điện tử IOffice, Cổng thông tin điện tử, VNPT-IGATE ....Bổ sung thiết bị, nâng cấp hạ tầng CNTT đảm bảo triển khai vận hành ổn định:
  • Tiếp tục khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, quản lý lưu trữ và khai thác thông tin dữ liệu
  • Phát huy mô hình phòng họp thông minh, hội nghị trực tuyến phù hợp với thực tế của cơ quan và ngành GTVT hướng đến mục  tiêu họp không giấy tờ và họp không tập trung;

4.  Dữ liệu số

Tiếp tục cập nhật, quản lý và khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành do Bộ Giao thông vận tải triển khai, cụ thể: Hệ thống thông tin quản lý vận tải, giám sát hành trình; phần mềm quản lý tài sản công, phần mềm quản lý cầu, phần mềm quản lý giấy phép lái xe; Hệ thống phần mềm quản lý cầu…

Tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu  Số hóa hạ tầng giao thông (hạ tầng nổi và hạ tầng ngầm) trên bản đồ số GIS, chia sẻ cho các cơ quan có liên qua khách thác sử dụng vụ công tác xây dựng, duy tu bảo dưỡng giao thông, quản lý quy hoạch giao thông”

5. Nền tảng số

- Tiếp tục chủ động rà soát, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT và công tác chuyển đổi số nhằm đảm bảo điều kiện và dần từng bước chuyển đổi công nghệ áp dụng phù hợp với chuyển đổi số theo lộ trình phù hợp theo từng giai đoạn.

- Từng bước chuyển đổi phương thức làm việc từ trực tiếp lên các phương thức làm việc trực tuyến và số hóa tối đa các dữ liệu cho phép nhằm tăng hiệu năng, hiệu suất, hiệu quả thực thi nhiệm vụ.

6. Nhân lực số

- Tiếp tục cử công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các nhiệm vụ được giao; tập huấn kỹ năng quản  trị mang; an toàn an ninh mang; an toàn an ninh thông tin,..... cho công chức, viên chức tại các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở.

- Công chức được phân công nhiệm vụ Quản trị mạng tiếp tục hỗ trợ kịp thời cho các phòng, đơn vị về an toàn, an ninh mạng.

7. An toàn thông tin mạng

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 04/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng và các văn bản chỉ đạo khác của Trung ương, UBND tỉnh về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Thực hiện kiểm tra, rà soát các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở, tiếp tục khai thác sử dụng hệ thống phần mềm chống mã độc do tỉnh triển khai cho hệ thống máy tính đang sử dụng tại Sở nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng theo quy định.

g) Chính quyền số

- Duy trì hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Sở, thực hiện cập nhật thông tin hoạt động thường xuyên, các văn bản chỉ đạo điều hành, các thủ tục hành chính đầy đủ, chính xác, kịp thời lên Cổng thông tin điện tử của Sở.

- Tiếp tục rà soát việc cấp địa chỉ hộp thư điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở (caobang.gov.vn), đảm bảo cán bộ, công chức, viên chức có hộp thư để sử dụng và sử dụng có hiệu quả.

- Tăng cường ứng dụng chữ ký số trong việc gửi/nhận văn bản điện tử tại đơn vị, đảm bảo cán bộ, công chức, viên chức sử dụng chữ ký số trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Sở.

- Tiếp tục thực hiện rà soát, lựa chọn danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (đối với các thủ tục hành chính phù hợp) để cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh. 

- Tiếp tục thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê được thực hiện qua Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

- Tiếp tục cập nhật, khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm dùng chung của tỉnh và Bộ, Ngành triển khai.

- Ứng dụng công nghệ thông tin gắn với công tác cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh; Áp dụng và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO sang phiên bản TCVN ISO 9001:2015.

- Công bố công khai các thủ tục hành chính; văn bản chính sách, pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Sở để người dân và doanh nghiệp biết khai thác, sử dụng.

IV.  GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp  

Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành, quản lý của Sở, các phòng và đơn vị trực thuộc bao gồm các nội dung sau: Sử dụng hiệu quả phần mềm Quản lý văn bản và điều hành, phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn; Thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ để trao đổi thông tin; Tăng cường áp dụng chữ ký số, chứng thư số và văn bản điện tử; thông tin tuyên truyền trên trang thông tin điện tử https://sogtvt.caobang.gov.vn/

Tăng cường công tác tuyên truyền về chính phủ điện tử kết hợp với an toàn, an ninh mạng để thay đổi tư duy, nhận thức, đổi mới lề lối phương thức làm việc trên môi trường điện tử.

Đề cao vai trò, vị trí, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc ứng dụng và phát triển CNTT, chính quyền số và trách nhiệm của CBCCVC tại đơn vị cần gương mẫu đi đầu thực hiện ứng dụng CNTT; gắn thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng CNTT để bình xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp  

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp liên quan để thực hiện tốt việc triển khai, sử dụng các hệ thống thông tin và các dịch vụ hành chính công. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền số gắn liền với thực hiện cải cách hành chính.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền số trong cơ quan nhà nước; gắn ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền số với chỉ tiêu thi đua, khen thưởng của đơn vị và thủ trưởng cơ quan.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

Tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức, hội thảo về các công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới, sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của những doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực xây dựng nhà các mô hình kinh doanh sáng tạo với công nghệ số.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại kế hoạch 2769/KH-UBND ngày 10/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng; kế hoạch  ứng dụng công nghệ thông tin, các nội dung nhiệm vụ liên quan đến công nghệ thông tin và chuyển đổi số do Bộ GTVT triển khai (khi có hướng dẫn);

Tham gia vào các hoạt động tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của Sở theo kế hoạch của tỉnh;

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Nội dung đầu tư

Pham vi đầu tư

Mục tiêu đầu tư

Thời gian triển khai

Tổng mức đầu tư dự kiến

Vốn đầu tư

Trạng thái triển khai

Vốn sự nghiệp

Trung ương

Địa phương

1

Duy trì hoạt động Cổng TTĐT

Kinh phí hoạt động cổng TTĐT

Thực hiện tại đơn vị

Duy trì hoạt động Cổng TTĐT

Năm 20232

80 triệu đồng

 

X

Dự kiến triển khai trong năm 2023

2

An toàn thông tin mạng

Trang bị phần mềm diệt virus bản quyền

Thực hiện tại đơn vị

Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin

Năm 2023

19 triệu

 

X

Dự kiến triển khai trong năm 2023

3

Mua, sửa chữa trang thiết bị công nghệ thông tin

Mua, sửa chữa trang thiết bị công nghệ thông tin

Thực hiện tại đơn vị

Nâng cấp, sửa chữa thiết bị công nghệ thông tin

Năm 2023

300 triệu

 

X

Dự kiến triển khai trong năm 2023

4

Số hóa hạ tầng giao thông (hạ tầng nổi và hạ tầng ngầm) trên bản đồ số GIS, chia sẻ cho các cơ quan có liên qua khách thác sử dụng vụ công tác xây dựng, duy tu bảo dưỡng giao thông, quản lý quy hoạch giao thông”

Số hóa hạ tầng giao thông (hạ tầng nổi và hạ tầng ngầm)

Thực hiện tại các tuyến đường do Sở GTVT làm chủ đầu tư

Số hóa hạ tầng giao thông

Năm 2023

> 500 triệu

 

x

Dự kiến triển khai trong năm 2023

Kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Sở bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước (nằm trong chi thường xuyên) và các nguồn kinh phí do Tỉnh cấp. Tăng cường tìm kiếm, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Bộ, tỉnh và các dự án tài trợ khác;

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, giải quyết khó khăn về vốn đầu tư ban đầu cho các dự án.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng Sở

Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở tham mưu xây dựng Kế hoạch hàng năm, Kế hoạch giai đoạn và triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch;

Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, tổng hợp kết quả báo cáo theo quy định;

Ứng dụng thực hiện hiệu quả phần mềm quản lý văn bản, một cửa liên thông hiện đại...

Cập nhật, thực hiện các tiêu chí về ứng dụng CNTT trong bộ tiêu chí chấm điểm thi đua và bộ tiêu chí đánh giá chỉ số cải cách hành chính.

Tham mưu lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về CNTT và hướng dẫn triển khai thực hiện;

Tham mưu trong việc ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức.

2. Các phòng thuộc Sở

Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở căn cứ chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Sở thực hiện tốt các nội dung trong Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của Sở Giao thông vận tải Cao Bằng./.

 


DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ NĂM 2023

(Kèm theo Kế hoạch số:      /KH-SGTVT ngày     tháng  năm của Sở Giao thông vận tải Cao Bằng)

 

 

STT

Tên nhiệm vụ, dự án

Năm thực hiện

Kinh phí dự kiến

Kinh phí đã thanh toán hoặc thực hiện

 

Ghi chú

1

- Thuê dịch vụ Hệ thống quản lý văn bản và điều hành

- Thuê dịch vụ Hệ thống tin một cửa điện tử

2023

80.000.000đ/ năm

Thuê

 

2

Mua sắm máy vi tính, máy in, màn chiếu, máy scan, ổ cứng di động

2023

300.000.000đ/năm

Đầu tư

 

3

Mua phần mềm diệt virus

2023

19.600.000đ/năm

Đầu tư

 

4

Duy trì trang thông tin tin điện tử https://sogtvt.caobang.gov.vn/

Hàng năm

200.000.000đ/năm

Thuê, đầu tư

 

5

Triển khai đầu tư hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến

2023

200.000.000đ/năm

Đầu tư

 

6

Số hóa hạ tầng giao thông (hạ tầng nổi và hạ tầng ngầm) trên bản đồ số GIS, chia sẻ cho các cơ quan có liên quan khai thác sử dụng phục vụ công tác xây dựng và duy tu bảo dưỡng công trình giao thông, quản lý quy hoạch giao thông”

2023-2025

2.000.000.000 đ/năm

Thuê tư vấn

Ước giá trị dự toán phân bổ năm 2023

 



[1]) Kế hoạch số 2858/KH-SGTVT ngày 08/10/2021 về phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2022 của Sở GTVT;

[2]) Hệ thống thông tin quản lý vận tải, giám sát hành trình; phần mềm quản lý tài sản công, phần mềm quản lý cầu, phần mềm quản lý giấy phép lái xe;

Nguồn Văn phòng Sở