Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch CCHC; tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công vụ năm 2023
Lượt xem: 101

Thực hiện Ý kiến chỉ đạo của Đồng chí Hoàng Xuân Ánh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tại văn bản số 275/UBND-NC ngày 14 tháng 2 năm 2023 về việc Tăng cường triển khai thực hiện Kế hoạch CCHC; tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công vụ năm 2023.

Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về CCHC theo Kế hoạch của UBND tỉnh, của Sở Giao thông vận tải, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC; Tiếp tục phát huy và duy trì các tiêu chí, tiêu chí thành phần đã đạt điểm tốt; đồng thời cải thiện các tiêu chí, tiêu chí thành phần của các chỉ số còn tồn tại, hạn chế, chưa đạt yêu cầu theo kết quả công bố năm 2022. Giám đốc Sở Giao thông vận tải yêu cầu các phòng chuyên môn và Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi chung là đơn vị) thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Khắc phục hạn chế năm 2022:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ rà soát, đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế đối với các nội dung liên quan chỉ số CCHC còn hạn chế của năm 2022  thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình.

- Báo cáo và đề xuất giải pháp khắc phục gửi về Văn phòng Sở tổng hợp trước ngày 30/3/2023 (bản mềm gửi qua thông tin điều hành huyennt.gtvt) báo cáo lãnh đạo Sở xem xét ban hành kế hoạch khắc phục của toàn Sở.

2. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC năm 2023

Nghiêm túc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung tại Kế hoạch CCHC số Kế hoạch số 336/KH-SGTVT ngày 06/1/2023 về cải cách hành chính năm 2023 của Sở GTVT đã ban hành;

Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:

- Rà soát, thực hiện việc công khai các TTHC đảm bảo kịp thời, đầy đủ tại nhiều địa điểm để người dân dễ tiếp cận giải quyết tại: (1) Trụ sở cơ quan (2) Nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính và (3) Trang thông tin điện tử của cơ quan.

- Tiếp tục rà soát, đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), cắt giảm chi phí, thời gian giải quyết TTHC trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị.

- Nghiên cứu thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, có giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến đặc biệt đối với dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 của Chính phủ về “Cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe”.

- Rà soát thường xuyên, kịp thời các văn bản QPPL. Các cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL ngoài các hình thức lấy ý kiến của người dân, đối tượng chịu sự tác động của văn bản QPPL theo quy định, cần đa dạng hóa thêm các hình thức lấy ý kiến của người dân, như: mạng xã hội, phiếu khảo sát... để người dân biết đến rộng rãi và tham gia góp ý kiến.

- Xử lý, kiểm điểm nghiêm minh đối với các trường hợp có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, tham nhũng, gợi ý, vòi vĩnh gây phiền hà cho người dân trong thực thi công vụ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, nhất là tại Bộ phận Một cửa tiếp xúc trực tiếp với người dân, tổ chức khi đến giao dịch, làm việc; đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo thực chất, trên cơ sở chất lượng, số lượng và thời gian hoàn thành nhiệm vụ được giao.

          - Nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, chú trọng triển khai, bám sát theo Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và Luật phòng chống tham nhũng.

- Thực hiện đúng quy trình xử lý văn bản trên Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (VNPT - iOffice) và đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thực hiện thủ tục hành chính, chỉ đạo điều hành và xử lý trên môi trường mạng.

- Hoàn thiện, nâng cao, đổi mới nội dung, chất lượng hoạt động của Trang thông tin điện tử của các sở, ngành và các địa phương. Cung cấp đầy đủ nội dung theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, đặc biệt chú ý các nhóm thông tin quan trọng như: văn bản chỉ đạo điều hành; kết quả thanh tra, kiểm tra, xử phạt; thông tin về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, công khai tài chính, các dự án đầu tư, trả lời ý kiến của người dân, doanh nghiệp...

- Khẩn trương thực hiện các nội dung liên quan đến việc tham mưu ban hành định mức kinh tế kỹ thuật đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý của ngành; Ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực.

          -  Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về chất lượng, tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án và thực hiện nghiêm cam kết giải ngân vốn đầu tư công.

-  Xây dựng Quy chế đánh giá CCVC phù hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị mình, trong đó xác định rõ sản phẩm cụ thể gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả, thời điểm đánh giá định kỳ bảo đảm phù hợp với các quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.

Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Văn phòng Sở tổng hợp báo cáo chung toàn Sở trước ngày 15 hàng tháng.

3. Thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính:

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ Nhân dân; thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao; tuân thủ nghiêm thứ bậc và kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; tập trung nghiên cứu, tham gia giải quyết dứt điểm công việc, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định.

- Thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Làm hết việc, không phải làm hết giờ làm việc”, nâng cao tính chủ động trong công việc, tích cực phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả, quyết tâm, quyết liệt, năng động, sáng tạo, không chùn bước trước khó khăn. Nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và thực thi nhiệm vụ trên tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ, không gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp.

- Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Sở về toàn bộ công việc thuộc trách nhiệm của đơn vị mình kể cả khi đã phân công, giao nhiệm vụ cho cấp phó, chấp hành nghiêm sự phân công nhiệm vụ, chỉ đạo của lãnh đạo Sở. Khi được xin ý kiến hoặc giao nhiệm vụ phải trả lời đúng hạn, các ý kiến rõ “Đồng ý” hay “Không đồng ý” hoặc đề xuất phương án khác, nêu rõ lý do.

- Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử theo đúng quy định của văn hóa công vụ, tuân thủ nghiêm thứ bậc và kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ.

4. Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về kết quả thực hiện Kế hoạch CCHC và các nội dung đôn đốc tại Văn bản này.

Kết quả thực hiện các nội dung trên là căn cứ đánh giá, phân loại và mức độ hoàn thành của mỗi đơn vị và người đứng đầu.

5. Văn phòng Sở:

Định kỳ hàng tháng tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung trên theo đơn vị thực hiện báo cáo lãnh đạo Sở xem xét đánh giá và khắc phục các nội dung hạn chế, chấn chỉnh kịp thời để thực hiện đạt hiệu quả các nội dung của kế hoạch đã đề ra.

Căn cứ các nội dung trên, yêu cầu các phòng, ban, đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện./.

Tin khác
1 2 3 4