Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Ô nhiễm tại các cơ sở khai khoáng
Lượt xem: 119
Thời gian gần đây, một số cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng. Đa số các hồ chứa thải tại các cơ sở này đều không đủ dung tích, ít có tác dụng lắng trước khi xả thải ra môi trường.

Việc khai thác khoáng sản trên thượng nguồn khiến nước sông Hiến ô nhiễm. (Ảnh: VFEJ)

Thời gian gần đây, một số cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng. Đa số các hồ chứa thải tại các cơ sở này đều không đủ dung tích, ít có tác dụng lắng trước khi xả thải ra môi trường.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng, các đợt thanh tra, kiểm tra môi trường tại 21 cơ sở khai khoáng trên địa bàn thị xã Cao Bằng và các huyện: Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An, Trùng Khánh và Hạ Lang từ năm 2009 đến nay cho thấy, hầu hết các đơn vị chưa chấp hành tốt pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT). Tuy các đơn vị này đều lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, có cam kết BVMT hoặc đề án BVMT theo quy định nhưng thực hiện chưa nghiêm túc, không đầy đủ, còn mang tính đối phó.

Đặc biệt, phần lớn các công trình BVMT chưa được nghiệm thu theo quy định đã đưa vào hoạt động, chưa ngăn ngừa triệt để các nguồn gây ô nhiễm phát sinh. Nhiều cơ sở không xây dựng kế hoạch kiểm soát hoặc thực hiện kiểm soát môi trường không đúng tần suất, thời gian theo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT hoặc đề án BVMT đã phê duyệt.

Đối với xử lý chất thải rắn phát sinh trong hoạt động khai thác khoáng sản, chỉ có mỏ sắt Ngườm Tráng tại xã Dân Chủ, Hòa An và mỏ sắt Nà Lủng ở xã Thông Huề, Trùng Khánh đã quy hoạch được các bãi chứa, ít gây ô nhiễm môi trường, còn các cơ sở khác đều đổ bừa bãi hoặc để trôi chảy tự nhiên.

Đơn cử như Nhà máy Luyện than cốc của Công ty Khoáng sản Việt - Trung tại Lũng Diểu, xã Đức Xuân (huyện Thạch An) chưa đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, dẫn đến việc rò rỉ chất thải ra môi trường xung quanh.

Đáng báo động nhất là tình trạng khai thác khoáng sản trên thượng nguồn các dòng sông Bằng, sông Hiến đã gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của cư dân sống hai bên bờ sông. Hiện nay, hàng vạn người dân thị xã Cao Bằng đang phải sử dụng nguồn nước máy bị ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất kinh doanh, tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý những đơn vị, doanh nghiệp thực hiện không tốt công tác BVMT. Nguồn: www.caobang.gov.vn   

Tin khác
1 2 3